Cisco giới thiệu kiến trúc SASE mở rộng mới
Ngày 31/3, công ty hàng đầu trong lĩnh vực bảo mật và mạng doanh nghiệp Cisco đã ra mắt ưu đãi Secure Access Service Edge (SASE) mở rộng mới. Đây là bước tiến quan trọng tiếp theo trong hành trình của Cisco nhằm đơn giản hóa hoàn toàn vấn đề mạng và bảo mật bằng cách giúp các nhóm hoạt động mạng (NetOps) và hoạt động bảo mật (SecOps) kết nối người dùng với ứng dụng một cách an toàn.
Nơi làm việc không còn là một địa điểm mà là một trải nghiệm, và các biến cố quy mô toàn cầu trong năm vừa qua đã khiến việc làm việc từ xa ở bất cứ đâu trở thành xu hướng. Đồng thời, xu hướng này khiến việc quản lý mạng và bảo mật trở nên phức tạp hơn bởi phạm vi tấn công người dùng, các thiết bị, ứng dụng và dữ liệu được mở rộng. Khi chuyển từ trung tâm dữ liệu sang người dùng, kiến trúc SASE đã vươn lên thành ưu tiên hàng đầu của các tổ chức nhằm cung cấp kết nối liền mạch với các ứng dụng.
Trong gói sản phẩm mới của mình, Cisco đã ra mắt khả năng mua tất cả các thành phần sản phẩm SASE cốt lõi trong một gói duy nhất với khả năng linh hoạt, dễ dàng chuyển đổi sang một dịch vụ đăng ký duy nhất trong tương lai, cho phép các tổ chức bắt đầu sử dụng kiến trúc tích hợp của Cisco ngay lập tức.
Cisco cung cấp tất cả các thành phần cơ bản của kiến trúc SASE, bao gồm hệ thống mạng tiên tiến nhất, truy cập từ xa, bảo mật đám mây, truy cập mạng Zero trust và khả năng quan sát. Tầm nhìn của Cisco là kết hợp những khả năng này vào một dịch vụ đăng ký duy nhất và cung cấp quyền truy cập liền mạch, an toàn vào bất cứ ứng dụng nào, qua bất kỳ mạng hoặc đám mây nào, từ bất kỳ địa điểm làm việc nào của người dùng.
Ông Gee Rittenhouse – Phó Chủ tịch cấp cao kiêm Tổng Giám đốc Nhóm Kinh doanh Bảo mật của Cisco – cho biết: “Khi lực lượng lao động ngày càng kết hợp nhiều hơn (giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa), hệ thống mạng và khung bảo mật truyền thống không còn khả năng theo kịp cách thức kinh doanh mới này.
Bây giờ là thời điểm quan trọng nhất để cung cấp một sản phẩm/giải pháp thực sự khác biệt, bởi mỗi khách hàng là độc nhất và cần sự linh hoạt khi xác định kiến trúc SASE sao cho phù hợp với môi trường của họ. Khi nói đến việc chuyển đổi, không có cách tiếp cận nào phù hợp với tất cả mọi nhu cầu và việc chuyển sang khuôn khổ SASE cũng không phải ngoại lệ. Kể từ hôm nay, các tổ chức có thể bắt đầu sử dụng tất cả các thành phần cốt lõi của kiến trúc SASE, khiến hành trình với SASE trở nên đơn giản hơn bao giờ hết”.
Bên cạnh việc đơn giản hoá hành trình SASE cho khách hàng, Cisco cũng thực hiện sứ mệnh đơn giản hoá và ngăn ngừa các mối đe dọa mới nổi. Hiện nay, Cisco đang cung cấp khả năng bảo vệ toàn diện từ điểm cuối đến đám mây với các cải tiến nền tảng SecureX giúp giảm thời gian dừng cho các SecOps và tự động hóa các tác vụ liên quan đến phát hiện và khắc phục các mối đe dọa.
Các quy trình làm việc tự động mới bao gồm tấn công chuỗi cung ứng SolarWinds, điều tra lừa đảo (Phishing) và điều tra mối đe dọa sử dụng thông tin mới nhất từ Cisco Talos, một trong những nhóm chuyên gia phát hiện mối đe dọa thương mại lớn nhất thế giới.
Ngoài việc tăng cường sự đơn giản ở cấp độ nền tảng, Cisco cũng công bố tích hợp và tự động hóa ở điểm cuối. Cisco Secure Client, một trình kết nối đại lý hợp nhất mới cho Cisco Secure Endpoint, AnyConnect và Umbrella, giúp đơn giản hóa việc triển khai và quản lý để mang lại hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Cisco Secure Client đóng vai trò là điểm kiểm soát cục bộ và hệ thống cảnh báo sớm đối với các mối đe dọa nâng cao trong các giải pháp như SASE, Zero Trust, Phát hiện và Phản hồi Mở rộng (XDR).